Hướng Dẫn Cách Giúp Học Sinh Hứng Thú Với Môn Giáo Dục Công Dân
Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng Giáo dục công dân ở bậc THPT nói chung.
Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học của học sinh THPT qua khảo sát điều tra ở một số trường THPT là xuất phát từ nhiều lý do.
Tình trạng lớp học môn Giáo dục công dân tương đối trầm ở các trường THPT khá phổ biến hiện nay.
Khi khảo sát ngẫu nhiên các lớp THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá 52%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 41%), còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh đối với môn học Giáo dục công dân: khá nhiều học sinh cho rằng môn Giáo dục công dân đơn thuần chỉ là môn học chính trị thuần túy hay chỉ là môn học b 7893; trợ thêm kiến thức.
Cộng thêm với việc học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do cá nhân chưa chuẩn bị bài, đến phương pháp giảng dạy của giáo viên giáo dục công dân chưa gây hứng thú tới học sinh...
Tình trạng không chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn tồn tại khá phổ biến. Ở hầu hết các trường lớp, học sinh thường khá bị động trong việc tự chuẩn b& #7883; bài ở nhà, kể cả khi giáo viên kiểm tra, các em vẫn có xu hướng làm hình thức đối phó.
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng phổ biến này là: học sinh có rất ít thời gian học ở nhà trong khi lượng kiến thức học nhiều môn quá lớn, học sinh chưa chú tâm tới môn học cho rằng môn Giáo dục công dân là môn học phụ hay chưa hiểu rõ tác dụng của phương pháp học này.
Cá biệt, có một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học giáo d̖ 9;c công dân. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên.
Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu... Hiện tượng học sinh không mặn mà trong việc học môn giáo dục công dân đã tồn tại khá lâu, trở thành "nếp", tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng.
Một thực tế phải nhìn nhận khách quan đó là về mặt nhận thức, về tư tưởng, trong xã hội hiện vẫn còn có m 7897;t bộ phận không nhỏ (trong đó thậm chí có cả những người có trách nhiệm lãnh đạo cả ở cấp cơ sở lẫn cấp cao hơn) chưa hiểu đúng vai trò, vị trí của môn Giáo dục công dân.
Vẫn còn có những nhận thức sai lầm đến mức cho rằng đây là môn học không quan trọng, không cần thiết. Trong thực tế thậm chí có hiện tượng một số nơi đã sử dụng giáo viên không có chuyên môn Giáo dục công dân để giảng dạy.
Một khuynh hướng khác nghiêng về hướng 273;ồng nhất môn học này với việc tuyên truyền phổ biến chính sách, đường lối hoặc đơn thuần chỉ là môn học có vai trò "minh họa" thuần túy cho hệ tư tưởng.
Chính vì không phân biệt được vai trò khoa học và vai trò "chính trị" nên dẫn tới tâm lý "xem nhẹ", " coi thường ".
Đây là một khuynh hướng sai lầm về nhận thức cần kịp thời có sự điều chỉnh, thay đổi.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp truyền thống: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức.
Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp.
Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế.
Đã đến lúc phải có những đánh giá, nhìn nhận thực sự nghiêm túc cả từ phía người dạy lẫn người học; cả các cấp lãnh đạo quản lý, toàn xã hội về nhận thức cũng nh 432; sự cần thiết đầu tư thích đáng với vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của môn học.
Từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân đạt hiệu quả, chất lượng cao, nhất là trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Với câu hỏi " ", nhiều học sinh cho rằng: Ngoài những nguyên nhân gắn liền với mục đích học tập môn Giáo dục công dân, còn có một số nguyên nhân khác.
Ví như: Giáo viên tạo kh 244;ng khí học tập vui vẻ, không quá căng thẳng; do có niềm đam mê với môn học; học để tìm tòi những điều mới mẻ, tư duy lý luận logic, sáng tạo hơn; do ý thức bản thân thấy được tầm quan trọng của việc học môn Giáo dục công dân ...
Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông từ đó & #273;ề ra các giải pháp cụ thể và có tính khả thi.
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến giải pháp tạo ra và duy trì hứng thú tích cực thực sự cho học sinh đối với môn học giáo dục công dân.
Muốn nâng cao hứng thú học tập trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ họ c tập tốt không tự có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập.
M 863;t khác, hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích sống chủ đạo.
Quá trình kích thích hứng thú tích cực học tập không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình.