Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
Triệu chứng
Theo chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu dựa vào triệu chứng chức năng. Hầu hết bệnh nhân đều có chứng điển hình là ợ hơi.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này: Khàn giọng, đau họng, ho, hen
Acid dạ dày trào lên thực quản sẽ làm viêm tấy dây thanh quản, gây khàn giọng. Khác với khi bị cảm lạnh, đau họng hoặc ho do acid dạ dày trào ngược có thể trở nên mạn tính, lâu ngày có thể chuyển biến thành bệnh hen. Nên thận trọng khi bị khàn giọng hoặc đau họng, nhất là khi hiện tượng xuất hiện sau khi ăn hoặc không đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi. Đây rất có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Cảm giác đắng miệng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là do dịch mật gây ra. Dịch mật được dự trữ trong túi mật và đổ vào tá tràng để tiêu hóa các chất béo. Ở một số bệnh nhân, vì một nguyên nhân nào đó (rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh dạ dày, sự cố co cơ môn vị ...), sự đóng mở của lỗ môn vị (nối giữa dạ dày và tá tràng) hoạt động không bình thường, khiến một phần dịch mật bị trào ngược vào dạ dày. Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể mang theo một lượng nhỏ dịch mật, khiến bệnh nhân có cảm giác đắng miệng.
Khi trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn - gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Ngay cả khi bệnh chưa tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng đã dễ nôn hơn người bình thường khi cùng chịu một tác động gây nôn giống nhau (say tàu xe, ốm nghén ...). Nếu tình trạng này diễn ra ngay sau khi ăn, khả năng bị trào ngược do acid dạ dày là khá l ớn.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề do tiếp xúc acid, gây hiện tượng khó nuốt (cảm giác vướng, nghẹn sau nuốt thức ăn độ 15 giây). Niêm mạc thực quản sau khi phù nề, khi lành để lại sẹo gây chít hẹp thực quản (một trong các biến chứng của bệnh) sẽ làm tăng cảm giác khó nuốt.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên hiện tượng này thực chất là do đau đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau.
Nguyên nhân