Phương Pháp Giảng Dạy Bóng Rổ Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở (Thcs)
Nhiệm vụ cơ bản khi giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS
Trong quá trình giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS phải đảm bảo tính tổng hợp và phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Củng cố sức khỏe, giúp đỡ phát triển thể lực và huấn luyện thể lực một cách toàn diện.
- Giáo dục các tố chất chuyên môn cần thiết để nắm vững những kỹ xảo thi đấu (phối hợp vận động, sức nhanh, sức mạnh tốc độ, khả năng mềm dẻo khéo léo, khả năng định hướng trong các tình huống thay đổi).
- Củng cố các bộ máy vận động.
- Giảng dạy những cơ sở kỹ thuật di chuyển, dừng, kỹ thuật bất bóng, kỹ thuật chuyền bóng, dẫn bóng, ném rổ.
- Giảng dạy ban đầu những phối hợp chiến thuật trong thi đấu.
- Phát triển các kỹ xảo hoạt động thi đấu tương ứng với luật bóng rổ mini và sự ham thích vững chắc về tập luyện bóng rổ.
Việc giảng dạy huấn luyện thể lực thông qua các trò chơi vận động phải phát triển toàn diện để sau này giúp hình thành hứng thú vững chắc về tập luyện bóng rổ và tạo điều kiện nắm vững những kỹ năng kỹ xảo thi đấu cần thiết. Việc huấn luyện trong thời kỳ này cần phải có những định hướng nâng cao về sức khỏe, giúp hình thành tư thế có thể hoàn thiện chức năng của các cơ quan phân tích và hệ thần kinh thực vật của cơ thể.
Điều chủ yếu trong lựa chọn các phương tiện giảng dạy huấn luyện là bảo đảm sự tác động toàn diện của chúng lên cơ thể trẻ. Các phương tiện được chọn lựa cần phải được biến đổi, cần đặc biệt chú ý đến các bài tập thể dục , điền kinh, các môn trò chơi khác nhau... Các bài tập có bóng phải chiếm vị trí đặc biệt trong các giờ học. Nhiệm vụ của các bài tập có bóng không những để phát triển thể lực mà còn để tiếp thu kỹ n ăng sử dụng bóng, phối hợp mọi động tác của mình với bóng theo thời gian và trong không gian.
Cơ sở của huấn luyện kỹ thuật là giáo dục khả năng thực hiện các yếu lĩnh đã được học khi phối hợp chúng với nhau và với các phương pháp di chuyển khác nhau (chạy, nhảy...). Những sự phối hợp này không nên thực hiện đồng thời và liên tục với số lượng lớn các yếu lĩnh động tác.
Cần phải sử dụng rộng rãi không chỉ các bài tập chuyên môn mà cả các trò chơi vận động. Sau khi có sự huấn luyện tương ứng các bài tập cần phải sử dụng phương pháp thi đấu.
Nhiệm vụ của huấn luyện thi đấu của học sinh THCS là tác động gắn liền với huấn luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật. Các phương tiện cơ bản là các bài tập phát triển chung kết hợp sử dụng phương pháp gắn liền với thi đấu theo luật giản lược, cũng như trong bóng rổ mini,
2. Các quy tắc giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS
Việc giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS lúc đầu được tiến hành ở mức độ dạy động tác, mẫu động tác và tư thế cơ thể, dùng các bài tập trò chơi với bóng để rèn luyện cảm giác không gian và thời gian, sử dụng các bài tập với bóng nhằm nâng cao cảm xúc của tay với bóng, năng lực điều khiển bóng. Các bài tập này trước tiên phải thật đơn giản và sau đó ngày càng phức tạp cùng với sự tăng dần về độ khó. Trong giảng dạy, các động tác di c huyển bao giờ cũng được giảng dạy trước khi giảng dạy. các kỹ thuật, bởi vì di chuyển là cơ sở của các kỹ thuật bóng rổ. Do vậy cần phải tiến hành giảng dạy các động tác di chuyển không có bóng và được lồng ghép vào các trò chơi vận động.
Khi giảng dạy kỹ thuật cho trẻ cần dạy cho các em các quy tắc bóng rổ mini, rồi kết các quy tắc này với nhau thành những bài tập phức tạp hơn ứng với trình độ nắm vững của trẻ.
"Các em không được cầm bóng rồi đi hoặc chạy, như vậy các em phải đập bóng nảy liên tục trên sân". Tức là phải dẫn bóng.
Phải dạy các em nhiều cách dẫn bóng khác nhau trong những tư thế luôn thay đổi khác nhau. Điều đầu tiên dùng lời nói mà các em có thể hiểu được, sau đó phải cho các em chơi với độ khó tăng dần để gây hứng thú và kích thích tính tích cực của chúng. Điều quan trọng là phải tập nhiều ở nhiều tư thế khác nhau, lúc đầu là tại chỗ và sau đó là trong di động.
" Để chiến thắng các em cần phải đưa bóng lọt và rổ của đối phương nhiều lần hơn đối phương đưa bóng vào rổ của mình. Và như vậy các em phải ném bóng vào rổ.
Dạy ném rổ đầu tiên là giảng giải cho các em cách cầm bóng, cách ném. Sau đó giới thiệu các kiểu ném rổ khác nhau và từ những vị trí khác nh IU (ném rổ bằng hai tay, ném rổ bằng một tay...) dưới dạng trò chơi thi I.ém rổ xem ai ném được nhiều điểm hơn. Sau khi các em đã biết cách ném rổ bằng hai tay và bằng một tay thì sẽ hướng dẫn các em ném rổ khi bật nhảy lên cao, ném rổ tại điểm dừng và chạy vào tiếp rổ cũng như các kỹ thuật di chuyển ném rổ.
Các giai đoạn tiếp theo sẽ là phần giải thích về yêu cầu kỹ thuật và sửa chữa những sai sót. Điều quan trọng trong tổ chức tập luyện ban đầu là dùng các hình thức nêu ra yêu cầu và khuyến khích các em tập luyện.
" Để đến gần rổ - các em phải dẫn bóng".
Hãy chỉ cho các em biết rằng ném rổ ở ngay cạnh rổ bằng cách phối hợp dẫn bóng- ném rổ ở các vị trí khác nhau thì dễ trúng hơn và như vậy để đến gần rổ hơn thì phải dẫn bóng vào. Sau đó cho trẻ tập các kiểu ném khác nhau, dần dần độ khéo léo sẽ tăng lên cùng với sự tinh tế của các chức năng vận động.
"Các em không thể chơi một mình để đấu với mọi người, và thế là phải chuyền bắt bóng".
Lúc đầu cho các em thực hiện trao đổi bóng với nhau, sau đó chuyển sang các tình huống 2 em một bóng, rồi 3 em và 4 em một bóng. Bài tập trao đổi bóng với bạn tập, thay đổi ở các tư thế khác nhau là rất bổ ích cho các em, lúc đầu là đứng tại chỗ sau đó là trong di động. Cần nhắc nhở các em duỗi tay cho đúng và chỉ rõ đón bóng ở vị trí nào là tốt nhất.
Cần phải dạy cho các em các kiểu chuyền và bắt bóng khác nhau: Chuyền bóng bằng hai tay trên cao, hai tay trước ngực, hai tay dưới thấp..., bắt bóng bằng hai tay. Luôn luôn đưa ra các hình thức thi đua để kích thích các em thực hiện với ý thức sáng tạo. Trong các lần tập tiếp theo có thể hướng dẫn dần cho các em từng kiểu chuyền bóng bằng một tay (chuyền bóng bằng một tay trên vai, một tay dưới thấp, bên mình, bật đất) và bắt bóng bằng một tay.
" Các em có thể tới rổ bằng cách dẫn bóng hoặc chuyền bóng". Và như thế thì phải liên hợp các quy tắc chơi này với nhau.
"Để chiến thắng thì phải không cho đối phương ghi được nhiều điểm. Như vậy là các em phải phòng thủ.
Làm cho các em hiểu được phòng thủ là rất quan trọng. Lúc đầu cho các em bài tập có bóng (giữ- bảo vệ bóng), cần dạy cho các em cách bảo vệ bóng, quan sát và dùng cơ thể để che bóng, cố gắng giành lại bóng khi bị mất và cuối cùng nếu không giành lại được bóng thì phải về bảo vệ ở rổ của riêng mình. Sau đó cho tập tình huống một chống một - lúc đầu là tại chỗ, sau đó là trong di động bằng cách chuyền bóng từ một khoảng rộng đến một khu hẹp hơn. Đ& #7847;u tiên cần cho thực hiện các bài tập đơn giản sau đó tăng dần độ khó và mức độ quan trọng.
Bằng các bài tập - các trò chơi dẫn bóng, chuyển bắt bóng, ném rổ và phòng thủ bắt đầu từ những tình huống đơn giản, lần sau với mức độ khó hơn để cho các em hiểu được toàn thể về trò chơi, nguyên tắc và trình tự của nó. Điều quan trọng là phải đưa ra những tình huống chơi có sự chuyển đổi tấn công - phòng thủ.
Sau khi các em đã nắm vững các quy tắc chơi và phối hợp ỏ dạng đơn giản, thì cho các em thi đấu càng sớm càng tốt. Bắt đầu tập từ 3 đánh 3 dưới hình thức tự do cho tới một vài trận đấu mini 3 đánh 3 theo các tuyến (giữa, cánh phải, cánh trái). Cần phân ra từng tình huống lấy nhiều đánh ít và lấy ít đánh nhiều (1 đánh 2; 2 đánh 1); phòng thủ kèm người có bóng và phòng thủ kèm người không bóng. Sau đó dạy các em cách 3 đánh 3 trên nửa sân, chia nhỏ khu vực dư ;ới rổ thành 3 phần; phân định rõ các vai trò và các nhiệm vụ sẽ phải phối hợp thay đổi lẫn nhau. Từ 3 đánh 3 sẽ tiến tới 5 đánh 5 trên nửa sân theo các hướng (giữa, cánh phải, cánh trái, góc phải và góc trái). Trước tiên với 1 phòng thủ thụ động và sau đ6 là phòng thủ tích cực. Song không nên chuyên môn hóa các vai trò này mà mỗi em phải cố gắng chơi với những vai trò khác nhau. Từ tình huống 5 đánh 5 nửa sân sẽ chuyển sang 5 đánh 5 trên toàn sân khi bên đối phươ ;ng ghi được điểm hoặc bên phòng thủ cướp được bóng dưới rổ. Hướng dẫn và thực hành 5 đánh 5 với phương thức kèm người. Luật chơi được áp dụng theo các mức ngày càng chặt chẽ; bắt đầu là quy định các tình huống theo từng vị trí trên sản: va chạm, đột phá, ném phạt, đứng tại vòng tròn ném phạt, phát bóng biên, nhảy tranh bóng...
Tiếp đó nên lồng vào một số bài tập có tính chất phương pháp sư phạm nhằm củng cố tốt hơn các tình huống đã học ban đầu, các động tác và các tình huống vừa mới học. Tiến đến cho 5 đánh 5 thực sự trên cả sân, qua đó các em sẽ tiếp thu được ngay tất cả những điều đã được học trong tình huống thi đấu thực tế, phải tổ chức nhiều hơn các tình huống 5 đánh 5 có chuyển đến tấn công- phòng thủ theo cách hợp lý.
3. Phương pháp giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS
Việc giảng dạy bóng rổ cho học sinh THCS phải theo một trình tự nhất định, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ không bóng tới có bóng, từ tại chỗ tới di chuyển, từ không có người phòng thủ tới có người phòng thủ, từ những động tác đã nắm được đến những động tác mới.
a. Các bài tập làm quen với bóng
- Tung bóng lên cao hai tay bắt bóng.
- Một em tung bóng lên cao hoặc ném bóng bay về phía trước cho bạn, em kia dùng hai tay bắt bóng cao trên đầu hoặc trước ngực.
- Tung bóng lên cao, bóng rơi xuống đất, hai tay hoặc một tay đón bóng nảy.
- Hai tay hoặc một tay đập bóng xuống đất, liên tục nhiều lần, tại chỗ hoặc di chuyển tự do.
- Hai tay cầm bóng giơ cao, chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
- Chuyển bóng liên tục qua lưng, gối, háng.
- Hai tay hoặc một tay ném bóng cao trên đầu, đẩy bóng lên cao hoặc đi xa trúng đích quy định,
Khi tập luyện những động tác trên, có thể tập từng cá nhân, từng đôi hoặc tập thể, tùy theo số lượng bóng và số'lượng học sinh.
b. Các động tác di chuyển
Việc giảng dạy các động tác di chuyển trong bóng rổ là một việc hết sức quan trọng, bởi vì nó là cơ sở của các kỹ thuật bóng rổ. Cho nên trong quá trình giảng dạy bóng rổ bao giờ người ta cũng dạy các động tác di chuyển trước khi dạy các kỹ thuật. Khi di chuyển trên sân người ta sử dụng các động tác: đi, chạy, nhảy, dừng, quay người để thoát đối phương, lôi kéo đối phương tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện các mục đích tấn công. Và người t a sử dụng các bước trượt để phòng thủ, ngăn cản không cho đối phương qua người, đột phá ném rổ.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy các động tác di chuyển, người giáo viên, huấn luyện viên cần phải nêu rõ ý nghĩa của từng động tác, phân tích làm mẫu động tác để học sinh hình thành động tác một cách chính xác. Trong quá trình tập luyện tập từ chậm tới nhanh, tập theo các tín hiệu của giáo viên, tập lồng ghép dưới dạng các trò chơi vận động. Khi tập luyện có thể tập từng cá nhân, tập từng đôi hoặc tập theo nhóm 3-4 người, tùy theo các động tác di chuyển cần tập luyện mà giáo viên đưa ra các hình thức tập luyện cho phù hợp.
c. Dẫn bóng
Khi giảng dạy dẫn bóng cần hình thành ngay từ đầu những tư thế cơ bản của động tác một cách chính xác và cân đối như dẫn bóng bằng tay phải và tay trái. Phải dạy các em nhiều cách dẫn bóng khác nhau trong các tư thế luôn thay đổi như dẫn bóng cao tay, thấp tay, tại chỗ và sau đó là trong di chuyển. Sau đó cần căn cứ vào tình hình tiếp thu của học sinh mà nâng dần độ khó để gây hứng thú và kích thích sự tích cực của chúng.
Các hình thức tập luyện dẫn bóng:
- Các bài tập thể lực, cảm giác không chế bóng.
- Động tác bắt đầu dẫn bóng, quá trình dẫn bóng và kết thúc dẫn bóng; từ tư thế đứng tại chỗ và di động.
- Các kiểu dẫn bóng khác nhau, dừng lại khi dẫn bóng.
- Di động dẫn bóng tiến, lùi, đổi tay dẫn bóng, đổi hướng, biến tốc, dẫn bóng quay người đổi tay, dẫn bóng kín.
- Các bài tập dẫn bóng kết hợp.
d. Ném rổ
* Các động tác- trò chơi bổ trợ cho kỹ thuật ném rổ.
* Các bài tập thể lực, cảm giác không chế bóng, cảm giác không gian và thời gian, phối hợp , sức mạnh và giữ thăng bằng.
- Cách ném rổ bằng hai tay, bằng một tay.
- Giữ, đón bóng và ném rổ tại chỗ.
- Ném rổ bằng một tay (chính diện, từ bên phải và bên trái).
- Ném phạt.
- Nhảy ném rổ.
- Ném rổ khi đang di chuyển (chạy- nhận bóng- ném rổ)
- Các bài tập- trò chơi theo nhiều cách tổ chức khác nhau để tập ném bóng vào rổ và dẫn bóng.
- Các bài tập phối hợp ném rổ.
e. Chuyền và bắt bóng
- Tập thăng bằng cơ thể, bắt bóng và giữ bóng bằng tay.
- Cách bắt bóng bằng hai tay.
- Chuyền bóng bằng hai tay: trước ngực, trên đầu, bật đất, dưới thấp.
- Bắt bóng bằng một tay.
- Chuyền bóng bằng một tay: trên vai, dưới thấp, bên mình, bật đất.
- Chuyền và bắt bóng tại chỗ và trong di động,
- Các hình thức chuyền bắt bóng theo nhóm 2, 3, 5 người.
- Các dạng bài tập phối hợp chuyển bắt bóng.
- Các bài tập - trò chơi chuyền bắt bóng, dẫn bóng và ném rổ.
f. Phòng thủ
- Tư thế thân người khi phòng thủ, bảo vệ bóng, bảo vệ rổ.
- Phòng thủ 1 chống 1 từ dưới rồ đến phòng thủ một chống một trên cả sân.
- 1 chống 1 không bóng tại chỗ và di chuyển.
- 1 chống 1 = người hỗ trợ,
- Cản cầu thủ có bóng và không bóng trên các phần sân khác nhau.
* 2 chống 2; 3 chống 3; 5 chống 5.
* Tất cả các giải pháp và các tình huống ít chống nhiều và nhiều chống ít,
- Cản phá quả ném rổ và phòng thủ cướp bóng dưới rổ.
g. Tấn công
- Các bài tập thể lực phối hợp tốc độ và sức mạnh.
- Các tình huống 1 đánh 1 từ gần rổ và từ xa rổ.
- 1 đánh 1 + người yểm hộ.
- 2 đánh 2; 3 đánh 3; 5 đánh 5.
- Tất cả các tình huống và các giải pháp lấy ít đánh nhiều và lấy nhiều đánh ít.
- Chuyển đổi tấn công - phòng thủ.
- Tấn công khi cướp bóng dưới rổ.
- Tấn công nhanh.
* 5 đánh 5: 5 người ở ngoài, chuyền bóng và di chuyển, chuyền bóng và bám theo, chuyền bóng - đổi chỗ.
Hãy Học Bóng rổ cùng trung tâm dạy bóng rổ trẻ em Kaosports
+ a. Cơ sở Đại học Ngoại Ngữ: Số 1 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Everest: Cuối Ngõ 106 - Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Vạn Bảo: Khu thể thao Ngoại Giao Đoàn, số 73 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Bách Khoa: Sân Vận Động Bách Khoa, ngã 4 Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, Đống Đa, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Đại học Y: Sân bóng KTX Đại học Y, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
4: Lớp học bóng rổ ở quận Hai Bà Trưng
+ a. Cơ sở Times city: Trường tiểu học Vinschool, times city, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ b. Cơ sở Đại La: Trường THCS Nguyễn Phong Sắc 44 Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Thụy Khuê: Trường THCS Chu Văn An 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Việt - Đức: 47 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Long Biên: Địa chỉ: Trung tâm TDTT Quận Long Biên - KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Phòng Không Không Quân: Nhà thi đấu Phòng Không Không Quân, đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân.
+ b. Cơ sở Hà Nội - Ams: Trường HN - Ams, Số 1 Hoàng Minh Giám, Thanh Xuân, Hà Nội.
+ c. Cơ sở tiểu học Ngôi Sao: Lô T1 khu Đô thị Trung Hòa Nhân Chính (đằng sau tòa nhà N3B đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
+ a. Cơ sở Hà Đông: 182 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội.