Bầu 22 Tuần Bị Gò Cứng Bụng: Phân Biệt Gò Sinh Lý Và Gò Sinh Non

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Bước sang tuần thai thứ 22, bé đã và đang phát triển nhanh chóng cũng như dần hoàn thiện tất cả các cơ quan chức năng bên trong cơ thể của mình. Lúc này, trọng lượng thai nhi vào 22 tuần tuổi sẽ là 430g và có kích thước khoảng 26,7cm (tính từ đầu đến chân), tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ.

Em bé 22 tuần tuổi đã chính thức có được hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ, bé đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan, bộ phận cần thiết và trong 3 tháng cuối thai kỳ bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa để chuẩn bị chào đời. Lúc này, tay chân bé đã cứng cáp hơn nên các động tác đấm, vặn mình, xoay người đều dùng lực nên mẹ hoàn toàn cảm nhận được bé yêu đang chuyển động ngay trong bụng mình.

Ngũ quan của thai nhi 22 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện. Làn da của bé có sự thay đổi so với những tuần thai trước, không còn trong suốt nữa do chất béo trong cơ thể bé đang tụ lại dưới lớp da để hình thành lớp mỡ.

Giới tính của thai nhi vào 22 tuần tuổi đã có thể xác định một cách rõ ràng. Tuy tinh hoàn và buồng trứng của thai nhi đã hình thành vào thời điểm mang thai 3 tháng đầu nhưng do cơ quan sinh dục bên ngoài còn khó quan sát do thai nhi đang còn nhỏ nên phải đến tuần thai thứ 22 mới có thể xác định được thật chính xác.

Vì sao những cơn gò bụng lại xuất hiện?

Trong những tháng của thai kỳ, tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý là điều không thể tránh khỏi. Những lí do sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng gò bụng mà các mẹ bầu nên chú ý.

  • Do tử cung cần phải giãn nở to ra để chứa em bé nên xuất hiện những cơn co thắt.
  • Áp lực lớn lên tử cung, tử cung bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng do sự phát triển của thai nhi.
  • Bé lớn dần, khung xương phát triển và dài ra nên khi bé xoay người sẽ dẫn đến những cơn gò bụng.
  • Cơn gò giúp đẩy em bé vào đúng vị trí sinh, chuẩn bị cho sự chào đời.
  • Thường xuất hiện khi thai phụ mệt mỏi, phải làm việc căng thẳng hay vất vả, mất nước hay đi đứng quá nhiều.
  • Mẹ bầu bị táo bón do thai kỳ. Vì thế, thai phụ nên cân nhắc chế độ ăn, sử dụng những thực phẩm phù hợp, giàu chất xơ tránh cho hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng gây ảnh hưởng đến tử cung.
  • Tâm lý của người mẹ: những cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi và gây ra hiện tượng gò cứng bụng. Đây cũng có thể hiểu như các bé chia sẻ tâm trạng cùng mẹ. Vì thế nên mẹ bầu nên giữ tinh thần và trạng thái lạc quan, vui vẻ để bé phát triển một các tốt nhất.
  • Rạn da xuất hiện khi bụng mẹ bầu lớn lên, tăng cân nhanh chóng và làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.

Phân biệt cơn gò sinh lý với cơn gò tử cung sinh non

1. Cơn gò sinh lý

  • Khi đặt tay lên bụng sẽ thấy tử cung thắt lại và dần dãn ra
  • Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng tức vùng bụng dưới
  • Không tăng cường độ theo thời gian, không làm thay đổi cổ tử cung
  • Khoảng cách xuất hiện giữa các cơn không gần nhau
  • Thường kéo dài dưới 1 phút
  • Diễn ra từ 1 đến 2 lần một giờ hoặc vài lần một ngày
  • Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục
  • Những cơn gò sinh lý thường xuất hiện khi người mẹ mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hay thư giãn.

2. Cơn gò sinh non

Cơn gò sinh lý bình thường chỉ kéo dài khoảng 30 giây. Nếu mẹ bầu xuất hiện cơn gò kéo dài 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ thì đây có thể là dấu hiệu của cơn gò sinh non. Nếu cơn gò sinh non thường xuyên xuất hiện trước 37 tuần, đây có thể là dấu hiệu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khác với những dấu hiệu nhẹ nhàng, không gây nguy hiểm của cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non sẽ khiến người mẹ cảm thấy khá khó chịu và đau đớn.

  • Xảy ra đều đặn theo chu kỳ
  • Một cơn gò sẽ xuất hiện khoảng 10 đến 20 phút
  • Phần bụng sẽ có cảm giác cứng và thắt chặt lại
  • Đau lưng âm ỉ
  • Đau bụng, bụng căng cứng
  • Khung chậu co thắt
  • Trong bụng có cảm giác áp lực
  • Bụng và chân bị chuột rút
  • Dù mẹ có thay đổi tư thế cũng không khiến cơn gò biến mất

Để giảm sự khó chịu khi gò bụng, mẹ bầu nên:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi sang tư thế khác
  • Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu và các động mạch.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn
  • Chườm ấm bằng một chiếc khăn mềm giặt ấm rồi chườm lên bụng
  • Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn
  • Tập yoga: yoga là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu vì nó giảm tần số xuất hiện của các cơn gò và các cơn gò khi xuất hiện cũng trở nên nhẹ nhàng hơn
Next Post Previous Post